SỰ RA ĐỜI CỦA MÁY SẤY THĂNG HOA:
Cha đẻ của công nghệ sấy thăng hoa là Jacques-Arsene d’Arsonval tại phòng thí nghiệm sinh học vật lý trường College de France tại Paris vào năm 1906. Công nghệ này dùng để bảo quản huyết thanh và dần trở thành công nghệ quan trọng nhất để bảo quản các vật liệu sinh học.
Năm 1950, Cột mốc đánh dấu cho sự phát triển của phương pháp này vào lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm vì giúp kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm, dược phẩm…mà không cần sử dụng bất cứ chất hóa học nào.
Từ đó đến nay, công nghệ sấy thăng hoa thực phẩm đã được sử dụng khá rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.
QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC CỦA MÁY SẤY THĂNG HOA:
Giai đoạn đầu đóng băng sản phẩm:
Quá trình này có thể được thực hiện bằng một trong hai cách sau:
Cách 1: Sản phẩm tự đông lạnh ở buồng sấy thăng hoa khi buồng sấy được hút chân không.
Cách 2: Nguyên liệu được lạnh đông bằng thiết bị thông thường hoặc bằng ni tơ lỏng bên ngoài buồng sấy.
Quá trình làm lạnh cần tiến hành thật nhanh để hình thành các tinh thể băng có kích thước nhỏ. Nhờ đó mà không hư hại đến cấu trúc vật lý tế bào của sản phẩm. Để làm đông nhanh nhất, sản phẩm thường sẽ được cấp đông ở máy cấp đông nhanh. Sau đó, mới cho vào sấy thăng hoa
Giai đoạn thăng hoa:
Bơm chân không rút hết không khí bên trong buồng sấy, tạo môi trường chân không. Điện trở sẽ gia nhiệt để tinh thể băng thăng hoa thành hơi nước.
Hơi nước thăng hoa ra thoát ra ngoài sản phẩm sẽ được hấp thụ lại ở một bộ phận có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ môi trường buồng sấy khoảng 200C. Khi hơi nước bay vào đây ngay lập tức đông tụ lại thành băng.
Giai đoạn cuối:
Tiến hành làm khô thứ cấp để làm bay hơi ẩm còn sót lại. Lúc này, điều chỉnh nhiệt độ tăng dần. Nhiệt độ cuối quá trình sấy khoảng 20°C, độ ẩm cuối cùng của sản phẩm 1 ÷ 5%
Cấu tạo của máy:
Một máy sấy thăng hoa sẽ có nhiều thành phần, nhưng có 3 bộ phận chính sau:
Bơm chân không: Đây là thiết bị tạo ra môi trường chân không cho quá trình sấy.
Bộ phận cấp đông: Đây là thiết bị giúp cấp đông sản phẩm vào giai đoạn đầu của quá trình sấy và hấp thụ hơi ẩm thoát ra từ sản phẩm sấy.
Bộ phận gia nhiệt: sẽ gia nhiệt cho sản phẩm để xảy ra quá trình thăng hoa.
Ưu điểm của máy sấy thăng hoa đem lại cho sản phẩm sấy:
Sản phẩm sau khi được sấy thăng hoa có chất lượng tốt. Các dinh dưỡng có trong sản phẩm( vitamin, protein, lipit, gluxit), màu sắc, hương vị, hình dáng gần như được giữ nguyên vẹn
Sau khi sấy, sản phẩm sấy có trọng lượng nhẹ, do đó dễ dàng di chuyển đi xa.
Thời gian sử dụng dài: sản phẩm sau sấy cho vào túi ép chân không và không cần dùng bất cứ chất bảo quản gì vẫn có hạn dùng lâu do có độ ẩm thấp.
Sản phẩm sấy có độ xốp mềm và khi ngâm trong nước sẽ trở về trạng thái ban đầu.
Chi phí bảo quản thấp.
Có thể sử dụng sấy đa nguyên liệu
Nhược điểm của máy sấy thăng hoa:
Sấy thăng hoa quy mô công nghiệp đòi hỏi sự đầu tư lớn cả về hệ thống máy sấy hiện đại.
Nhân công vận hành phải được đào tạo bài bản và sửa chữa, bảo dưỡng máy cũng cần kỹ thuật có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm
Chi phí sản xuất sản phẩm sấy thăng hoa khá cao so với các phương pháp sấy khác( sấy lạnh, sấy nóng…) nên phương pháp này phù hợp với các sản phẩm sấy cao cấp.
Thiết Bị Tuấn Minh đã chế tạo thành công máy sấy thăng hoa có chất lượng tương đương với máy nhập từ nước ngoài mà giá thành chỉ bằng 1/2 đến 1/3. Giá thành hợp lý giúp tiết kiệm chi phí đầu tư máy móc đáng kể cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận tới các thiết bị kỹ máy móc công nghệ cao hơn. Nhờ vậy làm tăng thế mạnh cạnh tranh về giá và nâng cao chất lượng sản phẩm.